Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê chất lượng kém, rất khó để người tiêu dùng bình thường có thể phân biệt thật giả. Bài viết ngày hôm nay xamxi.net sẽ chia sẻ cách phân biệt cà phê thật giả đến từ những chủ quán cà phê lâu năm bằng những cách đơn giản nhất để mọi người có thể thử dễ dàng khi mua cà phê, cùng theo dõi hết nội dung của bài viết để tránh mua phải cà phê giả nhé!
Thế nào là cà phê thật?
Cà phê thật hay còn được gọi với tên là cà phê mộc, cà phê nguyên chất. Đây là loại cà phê hoàn toàn 100% bằng hạt cà phê nguyên chất được sơ chế và rang xay đóng gói để cung cấp ra thị trường và đặc biệt trong toàn bộ quá trình chế biến sẽ không sử dụng bất kỳ một hương liệu, chất phụ gia nào cả. Vì vậy, cà phê thật – nguyên chất sẽ đem đến cho người tiêu dùng sự trải nghiệm một loại cà phê với hương vị nguyên bản vốn có của chúng.
Phân biệt cà phê “thật”, “giả” đơn giản ai cũng có thể làm được
Bạn chỉ cần gõ từ khóa “cách phân biệt cà phê thật” sẽ có hàng trăm bài viết với nội dung khác nhau xuất hiện, với các cách phân biệt khác nhau. Trong những cách phân biệt đó thì cách đơn giản nhất để bạn có thể cà phê thật giả bằng việc xem cà phê trong quá trình pha cà phê. Đây là dấu hiệu rõ thấy và chính xác nhất để phân biệt cà phê thật giả.
Phân biệt cà phê thật giả trong quá trình pha
Dựa theo những hiện tượng khi pha cà phê mọi người có thể dễ dàng nhận ra cà phê thật và cà phê giả:
Khi nước sôi ở 100 độ C cho vào pin chứa cà phê thật thì ngay lập tức cà phê sẽ sủi bọt mạnh, phồng lên, có thể tràn ra ngoài pin bởi cấu cà phê thật. Còn cà phê giả thì thường sau khi cho nước vào sẽ không có hiện tượng phồng mà còn xẹp xuống.
Bột bắp, bột đậu sau khi đổ nước sôi vào sẽ trở lên dẻo và có độ kết sinh và sẽ bị xẹp xuống do ngũ cốc chứa nhiều tinh bột. Nhưng với trái cà phê nguyên chất thì lại khác chúng chứa phân tử cellulose, rất ít tinh bột, khi rang cà phê nở tạo ra một khoảng không khi. Khi gặp nước sôi, không khí sẽ nở ra và làm cho cà phê trào lên cùng với đó xuất hiện hiện tượng sủi bọt.
Xem thêm: Du lịch mọi miền đất nước suốt 12 tháng trong năm
Quan sát trước khi sử dụng
Qua khối lượng
Cà phê rang xay nguyên chất luôn có trọng lượng lớn hơn cà phê giả được trộn từ các loại hóa chất và bột. Như đã chia sẻ, khi rang cà phê hạt sẽ nở ra khiến thể tích của hạt tăng khoảng từ 1 đến 2 lần, trọng lượng của cà phê sẽ giảm 20 – 30%. Khi bạn cầm 2 gói cà phê có cùng khối lượng thì sẽ cảm nhận được cà phê thật sẽ nhiều hơn cà phê pha tạp. Đặc biệt khi pha vào nước thì chất độn trong cà phê giả sẽ lắng chìm xuống dưới.
Độ xốp của cà phê
Bột cà phê thật – cà phê nguyên chất thường khá nhẹ, có độ tươi xốp và tơi hơn cà phê giả. Ngước lại, cà phê pha trộn hương liệu sẽ không có được độ xốp, mềm mịn như vậy. Khi đổ cà phê vào chén nước bạn sẽ thấy bột cà phê nguyên chất nổi lên, còn cà phê giả sẽ chìm xuống dưới. Bởi khối lượng riêng của cà phê giả lớn hơn cà phê thật nên sẽ chìm xuống nước nhanh chóng hơn.
Độ ẩm của bột cà phê
Cà phê sau khi rang sẽ bị khô và ngâm nước, do đó nên độ ẩm của cà phê sau rang sẽ thấp. Những loại bột ngũ cốc thường có mức độ giữ nước và độ ẩm cao hơn. Do bột bắp và bột đậu không có mùi thơm, nên những thương lái làm giả thường sẽ phun thêm hóa chất, hay cho hương liệu tổng hợp vào.
Vì thế, bột cà phê giả, cà phê lai tạp thường trông có vẻ ẩm ướt, nhiều lúc bạn có thể thấy cà phê vón thành cục khi được tẩm caramel tạo màu. Không có được độ tươi xốp như cà phê thật.
Màu của bột cà phê
Cà phê được rang chuẩn thì đến một thời gian sẽ cho ra màu nâu đậm (cà phê chưa đạt đến nhiệt độ và thời gian phù hợp sẽ có màu sáng, vị chua nhẹ và mùi nồng. Hạt bắp để độn vào cà phê khi rang lên thường có màu đen đậm và vị đắng nhẹ.
Hướng đến người tiêu dùng Việt có sở thích uống cà phê với màu đen tuyền nên ngoài phẩm màu hóa học và caramel thì người ta sẽ cho thêm chút bột đậu vào rang. Điều này khiến màu cà phê được đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó, cà phê pha tạp có thể có màu nâu đen hoặc màu đen rất đậm. Được pha giữa nhiều chất khác nhau nên màu sắc cà phê cũng không được đều màu.
Mùi của bột cà phê
Nếu bạn là dân chuyên thì khi uống cà phê rất dễ nhận ra cà phê giả bằng mùi hương. Cà phê nguyên chất sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và hấp dẫn người dùng. Còn cà phê trộn thì sẽ có mùi hương gần giống với cà phê thật nhưng lại cảm giác có mùi tanh nhẹ, hơi nồng. Bột đậu nành sẽ có mùi gắt nên mọi người hòa với hương liệu, hai mùi hương này kết hợp lại với nhau sẽ tạo cảm giác nặng nề chứ không dịu nhẹ như cà phê nguyên chất.
Phân biệt cà phê thật giả sau khi pha
Màu của nước cà phê
Để phân biệt cà phê thật giả mọi người có thể nhìn qua màu nước. Nhiều người khi nghe nói cà phê đen thì thường sẽ nghĩ đến một màu đen tuyền. Nhưng cà phê xịn sẽ không bao giờ như vậy. Cà phê sẽ có sắc độ nâu đậm đến nâu cánh gián. Khi cho vào trong đá thì chuyển thành màu nâu hổ phách, một sắc nâu trong trẻo.
Độ sánh của nước cà phê
Đây chính là điều mà nhiều người lầm tưởng, một số người vẫn thường nghĩ rằng cà phê ngon phải “ôm lấy đá” lắc nên sẽ tạo cảm giác giống với nước lọc. Ngược lại cà phê độn thì sẽ rất sánh do làm từ bắp và hạt đậu nên có chứa nhiều tinh bột.
Hương vị của cà phê
Mỗi một giống cà phê sẽ có hương vị khác nhau. Nhưng điểm chung nhất có ở hầu hết các loại cà phê là vị đắng nhẹ xen một chút chua ở hậu vị.
Tuy nhiên, do nhận thức truyền thống và thói quen của phần đông người tiêu dùng Việt nghĩ cà phê chỉ có vị đắng mà không có vị chua. Do đó, các thương lái lừa đảo đã trộn thêm kháng sinh để gia tăng độ đắng, tiêu diệt đi vị chua vốn có.
Bọt của cà phê
Cà phê khi được đánh bọt sẽ có màu nâu sữa, bong bóng dày với kích thước không đồng nhất. Để đạt được như vậy người sản xuất cà phê giả phải cho thêm bột xà bông tuy nhiên khác nhiều so với cà phê thật. Bọt từ xà bông thường có màu nâu ánh cầu vồng, mỏng hơn nhưng lại tan lâu hơn. Thậm chí nhiều cà phê giả còn không có bọt.
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết về cách phân biệt cà phê thật giả của xamxi.net bạn đọc sẽ tìm được cho mình bột cà phê nguyên chất. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy share bài viết đến mọi người xung quanh để không còn ai mua phải cà phê giả nữa nhé!